HƯỚNG DẪN PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT TẠI NGUỒN ĐỐI VỚI HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN
Cỡ chữ: A+ A A- In bài viết: 🔼Tăng tương phản 🔽Giảm tương phản
Lượt xem: 44
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kể từ ngày 01/01/2025 việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) là bắt buộc. Trước thực tế đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là mỗi người dân, mỗi hộ dân cần phải có ý thức và hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

 

Hiệp An là một phường nằm ở phía Bắc thành phố Thủ Dầu Một, giáp ranh với các địa phương có các khu, cụm công nghiệp lớn của tỉnh. Tổng số hộ dân sinh sống trên địa bàn khoảng 4.600 hộ với khoảng 18.500 nhân khẩu. Bên cạnh số dân cơ học, địa phương còn thu hút một lượng lớn người dân từ địa phương khác đến đầu tư, sinh sống, lao động. Cùng với những thành tựu về phát triển kinh tế xã hội, phường Hiệp An đang phải đối mặt với nhiều thách thức về vấn bảo vệ môi trường, xử lý rác thải. Đặc biệt là theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, kể từ ngày 01/01/2025 việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt (rác thải sinh hoạt) là bắt buộc. Trước thực tế đó, yêu cầu cấp thiết hiện nay là mỗi người dân, mỗi hộ dân cần phải có ý thức và hình thành thói quen phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật.

Trong giai đoạn 2017 – 2020 phường Hiệp An phường Hiệp An được chọn thí điểm thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt, qua tổng kết được đánh giá tỷ lệ phân loại đạt trên 80%. Để duy trì và phát huy hơn nữa những kết quả đã đạt được sau chương trình thí điểm mỗi hộ gia đình, cá nhân cần thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn theo các tiêu chí sau:

anh tin bai

1. Nhóm thứ nhất là CTRSH có khả năng tái sử dụng, tái chế (như giấy, nhựa, kim loại,…hay còn gọi là phế liệu, ve chai).

Nhóm chất thải này, hộ gia đình, cá nhân cần phân loại triệt để, khuyến khích bán cho các tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế để có thêm nguồn thu nhập và giảm bớt chi phí phải trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH do chính quyền địa phương lựa chọn thì các chất thải này phải chứa đựng trong bao bì màu vàng theo quy định của chính quyền địa phương và chi trả chi phí theo đơn giá đã được UBND tỉnh ban hành.

2. Nhóm thứ hai là chất thải thực phẩm (như thức ăn thừa, các loại rau củ quả, bã cà phê, xác trà,…).

Nhóm chất thải này, hộ gia đình, cá nhân cần phân loại triệt để, khuyến khích tận dụng tối đa làm phân bón hữu cơ hoặc thức ăn chăn nuôi và để giảm bớt chi phí phải trả cho dịch vụ thu gom, vận chuyển.

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH do chính quyền địa phương lựa chọn thì các chất thải này phải chứa đựng trong bao bì màu xanh theo quy định của chính quyền địa phương và chi trả chi phí theo đơn giá đã được UBND tỉnh ban hành.

3. Nhóm thứ ba là các loại CTRSH khác không có khả năng tái sử dụng, tái chế như nhóm thứ nhất hoặc chất thải thực phẩm như nhóm thứ hai, phải chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển và xử lý.

Để giảm chi phí cũng như thuận tiện trong quá trình thu gom, vận chuyển và xử lý, Tỉnh có quy định nhóm chất thải này hộ gia đình, cá nhân phải phân loại chất thải cồng kềnh và các loại chất thải nguy hại để thu gom, xử lý riêng theo thông báo của chính quyền địa phương và được nhà nước hỗ trợ toàn bộ chi phí thu gom, vận chuyển, xử lý.

+ Đối với chất thải cồng kềnh (là các chất thải có kích thước lớn như nệm, sô pha, đồ nội thất bằng gỗ, gốc cây, cành cây,…), hộ gia đình, cá nhân phải tự tháo rã để giảm kích thước trước khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH do chính quyền địa phương lựa chọn. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân tự thỏa thuận với cơ sở thu gom, vận chuyển thì tự chi trả chi phí mà 02 bên đã thỏa thuận.

+ Đối với chất thải nguy hại (các loại pin, bình ắc quy, chai lọ đựng dầu nhớt, bóng đèn huỳnh quang, bình xịt côn trùng, bình gas mini,…), hộ gia đình, cá nhân phải chứa đựng trong thùng cứng có nắp đậy đảm bảo an toàn cho đến khi chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại do chính quyền địa phương lựa chọn. Khi chuyển giao, trường hợp các loại chất thải nguy hại chứa đựng trong các loại bao bì thì bao bì phải có màu vàng và bảo đảm nhìn thấy loại chất thải chứa đựng bên trong.

+ Đối với các loại chất thải còn lại phải chuyển giao xử lý, hộ gia đình, cá nhân chứa đựng trong bao bì màu vàng theo quy định của chính quyền địa phương và chi trả chi phí theo đơn giá đã được UBND tỉnh ban hành.

Lưu ý: theo quy định tại Khoản 2 Điều 77 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì cơ sở thu gom, vận chuyển CTRSH có quyền từ chối thu gom, vận chuyển CTRSH của hộ gia đình, cá nhân nếu không phân loại hoặc không sử dụng bao bì theo đúng quy định. Ngoài ra, còn bị xử phạt vi phạm hành chính theo Khoản 1 Điều 26 Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/07/2022 của Chính phủ với số tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 triệu đồng.

Vì một môi trường sống xanh và quê hương Hiệp An sạch đẹp, mỗi hộ gia đình và từng cá nhân hãy chung tay bảo vệ môi trường, thực hiện phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn và chuyển giao cho cơ sở thu gom, vận chuyển và xử lý theo đúng quy định.

QB

Đánh giá - Nhận xét

5
1 Nhận xét
  • 1
  • 0
  • 0
  • 0
  • 0
Thống kê truy cập
  • Đang online: 0
  • Hôm nay: 1
  • Trong tuần: 0
  • Tất cả: 0
CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ UBND PHƯỜNG HIỆP AN
image banner
image banner